Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

16 tuổi chưa có kinh nguyệt, phải làm gì?

16 tuổi mà chưa có kinh nguyệt có khả năng bạn xảy ra 2 trường hợp đó là vô kinh  hoặc cơ quan sinh dục chưa phát triển.

- 14 tuổi chưa có kinh nguyệt và không có sự phát triển cơ quan sinh dục thứ phát.

- 16 tuổi chưa có kinh nhưng có sự phát triển cơ quan sinh dục thứ phát.

“Đối với 2 trường hợp vô kinh trên, nữ giới cần được thăm khám sớm để bác sĩ đánh giá có phải do bất thường về phóng noãn (rụng trứng) hay không (?). Nếu không có bất thường về chức năng phóng noãn, cần phải xem xét có bất thường về nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc giải phẫu”, bác sĩ Thạch cho hay.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho biết thêm, thời gian chữa trị Vô kinh tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nữ giới bị vô kinh do cấu trục giải phẫu có thể phẫu thuật tạo hình. Sau 1 thời gian, chu kì kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Riêng, vô kinh do nhiễm sắc thể thì không thể tiến hành bất cứ cuộc phẫu thuật nào. Trong trường hợp này, nữa giới sẽ không thể có kinh nguyệt.


Ngoài ra, khi kinh nguyệt đến quá chậm so với bình thường, nữ giới cũng nên xem xét đến khả năng có thai hay không. Trên thực tế, ở độ tuổi dậy thì, nhiều bạn gái đã có sự gần gũi với người khác giới dẫn đến việc có thai mà không hề hay biết. Tất nhiên, khi đó chu kì kinh nguyệt không xuất hiện và khiến họ hoang mang nghĩ rằng mình gặp vấn đề về sức khỏe.

"Nữ giới xuất hiện kinh nguyệt muộn hoặc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Do vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi những bất thường trong thời kỳ con dậy thì để có phương pháp cứu chữa kịp thời", bác sĩ Thạch khuyến cáo.

Trẻ có kinh ở độ tuổi từ 12 - 16 là bình thường

Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên Bộ môn Sản, ĐH Y- Dược Tp. HCM), kỳ kinh nguyệt đầu tiên của nữ giới thường xuất hiện sau 2-3 năm phát triển cơ quan sinh dục thứ phát (vú, lông vùng kín,…). Vì vậy, các bé gái sẽ bắt đầu kinh nguyệt ở độ tuổi từ 10 - 16, tuổi trung bình là 12.

“Trẻ có kinh ở độ tuổi 11-12 là bình thường chứ không phải quá sớm. Khi trẻ 9-10 tuổi, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý sớm cho trẻ để bé không bị “sốc” với sự thay đổi của cơ thể. Đồng thời, trẻ có đủ hành trang để khám phá “thế giới” mới của bản thân”, bác sĩ Thân Trọng Thạch đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét