Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Buổi sáng ăn gì cho da mịn màng

Ăn trứng gà, uống nước hoặc bột cháo mạch mỗi buổi sáng sẽ làm cho làn da bạn trở nên mịn màng.

Trứng gà.

Chỉ cần dùng 2 quả trứng mỗi ngày lại có thể ngăn chặn khá thành công sự xuất hiện nếp nhăn trên da mặt.

Nước.

Không phải cà phê, nước lọc mới là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn tỉnh táo cho một ngày mới. Khi cơ thể mất nước, não bộ sẽ như bị bao phủ trong một lớp sương mù. Cơ thể mệt mỏi và uể oải. Hầu hết chúng ta đều mất nước vào buổi sáng sớm. Vì thế, 1 ly chất lỏng này sẽ tạo nên sự khác biệt.

Tương tự, nếu chỉ muốn ngủ gục trên bàn làm việc vào buổi chiều, hãy uống một ly nước lọc thay vì cà phê.

Cháo bột yến mạch.


Một bát cháo yến mạch là sự lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới bởi chúng giàu protein và chất béo lành mạnh. Vì thế, sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng giúp bạn “cháy hết mình” với công việc trong suốt buổi sáng thay vì cảm giác mệt mỏi chỉ sau một giờ uống cà phê.

Khoai lang.

Khoai lang là thực phẩm có vị ngọt, chứa nhiều vitamin và collagen tự nhiên nên rất tốt trong việc thanh lọc và cải thiện sức khỏe của làn da, giúp cơ thể nhuận trường, đốt cháy năng lượng hiệu quả. Nên từ lâu khoai lang đã trở thành thực phẩm giảm cân, làm đẹp và nhuận trường rất tốt;.

Chúng còn có tác dụng điều hòa lưu thông mạch máu, ổn định đường huyết và giúp da luôn trẻ trung. Bạn nên ăn khoai lang hấp, luộc, nấu canh chứ không nên ăn khoai lang chiên nhé.

Đánh bay tàn nhang với nước cốt chanh

Chanh là loại quả giàu vitamin C, chỉ cần nước cốt chanh bạn có thể đánh bay tàn nhang một cách hiệu quả.

Chanh tươi có tác dụng thanh lọc cơ thể khá tốt, bên cạnh việc áp dụng cách rửa mặt bằng chanh tươi dưới đây, bạn có thể pha loãng chanh với nước ấm để thưởng thức mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc các bệnh liên quan tới dạ dày thì không nên sử dụng đồ uống này.

- Pha nước rửa mặt ấm ở nhiệt độ thích hợp, lưu ý không nên rửa nước nóng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho da.

-Cho thêm 3 thìa nước cốt chanh vào hòa tan.

Dùng tay vỗ nhẹ nước chanh lên mặt, massage nhẹ nhàng để lấy đi bụi bẩn cũng như để dưỡng chất thấm sâu. Chanh sẽ làm sạch da mặt và cải thiện vấn đề tàn nhanh hiệu quả.

Chanh tươi + mật ong.


- Chuẩn bị một chiếc bát nhỏ và một chút bông gòn.

- Cho một thìa mật ong hòa lẫn với một thìa nước cốt chanh.

- Rửa mặt sạch sẽ với nước ấm, sau đó dùng bông gòn thoa nhẹ hỗn hợp trên khắp da mặt. Giữ trong khoảng 20 phút. Chanh sẽ thấm sâu làm sạch da từ bên trong, mật ong cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mại và hồng hào hơn.

Da trắng hơn chỉ nhờ 1 nắm rau ngót

Trị nám cực kỳ hiệu quả nhờ một nắm rau ngót và gừng hoặc rau ngót và đường trắng, thử làm ngay thôi chần chừ gì nữa.

1. Rau ngót + gừng.

- Rửa sạch rau ngót, tuốt lấy lá, sau đó vò nát.

- Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Dùng màng lọc để lấy nước ép rau ngót.

- Tương tự với gừng, xay nhuyễn để lấy nước cốt. Thêm 2 thìa nước cốt gừng vào bát nước rau ngót đã chuẩn bị, trộn đều.

- Massage nhẹ nhàng hỗn hợp lên da mặt. Giữ khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Áp dụng 3 lần/tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau một thời gian.

Da trắng hồng, hết thâm nám chỉ với 1 nắm rau ngót

2. Rau ngót + đường trắng.

- Rau ngót rửa sạch, sau đó đem giã nhỏ, giữ cả phần bã.

- Thêm một thìa đường vào trộn đều với rau ngót.

- Cho hỗn hợp ra một chiếc khăn mỏng, áp lên vùng da bị thâm nám khoảng 20 phút. Sau đó rửa mặt sạch sẽ, áp dụng 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Rau ngót + tinh dầu trà xanh.


- Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay và lọc lấy nước ép.
- Thêm vài giọt tinh dầu trà xanh, trộn đều.

- Dùng bông gòn thoa hỗn hợp khắp mặt và giữ khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

Hỗn hợp rau ngót trà xanh không chỉ giúp cải thiện vấn đề thâm nám mà còn là công thức dưỡng ẩm rất hiệu quả, giúp da ngày càng căng mịn và hồng hào.

16 tuổi chưa có kinh nguyệt, phải làm gì?

16 tuổi mà chưa có kinh nguyệt có khả năng bạn xảy ra 2 trường hợp đó là vô kinh  hoặc cơ quan sinh dục chưa phát triển.

- 14 tuổi chưa có kinh nguyệt và không có sự phát triển cơ quan sinh dục thứ phát.

- 16 tuổi chưa có kinh nhưng có sự phát triển cơ quan sinh dục thứ phát.

“Đối với 2 trường hợp vô kinh trên, nữ giới cần được thăm khám sớm để bác sĩ đánh giá có phải do bất thường về phóng noãn (rụng trứng) hay không (?). Nếu không có bất thường về chức năng phóng noãn, cần phải xem xét có bất thường về nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc giải phẫu”, bác sĩ Thạch cho hay.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho biết thêm, thời gian chữa trị Vô kinh tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nữ giới bị vô kinh do cấu trục giải phẫu có thể phẫu thuật tạo hình. Sau 1 thời gian, chu kì kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Riêng, vô kinh do nhiễm sắc thể thì không thể tiến hành bất cứ cuộc phẫu thuật nào. Trong trường hợp này, nữa giới sẽ không thể có kinh nguyệt.


Ngoài ra, khi kinh nguyệt đến quá chậm so với bình thường, nữ giới cũng nên xem xét đến khả năng có thai hay không. Trên thực tế, ở độ tuổi dậy thì, nhiều bạn gái đã có sự gần gũi với người khác giới dẫn đến việc có thai mà không hề hay biết. Tất nhiên, khi đó chu kì kinh nguyệt không xuất hiện và khiến họ hoang mang nghĩ rằng mình gặp vấn đề về sức khỏe.

"Nữ giới xuất hiện kinh nguyệt muộn hoặc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Do vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi những bất thường trong thời kỳ con dậy thì để có phương pháp cứu chữa kịp thời", bác sĩ Thạch khuyến cáo.

Trẻ có kinh ở độ tuổi từ 12 - 16 là bình thường

Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên Bộ môn Sản, ĐH Y- Dược Tp. HCM), kỳ kinh nguyệt đầu tiên của nữ giới thường xuất hiện sau 2-3 năm phát triển cơ quan sinh dục thứ phát (vú, lông vùng kín,…). Vì vậy, các bé gái sẽ bắt đầu kinh nguyệt ở độ tuổi từ 10 - 16, tuổi trung bình là 12.

“Trẻ có kinh ở độ tuổi 11-12 là bình thường chứ không phải quá sớm. Khi trẻ 9-10 tuổi, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý sớm cho trẻ để bé không bị “sốc” với sự thay đổi của cơ thể. Đồng thời, trẻ có đủ hành trang để khám phá “thế giới” mới của bản thân”, bác sĩ Thân Trọng Thạch đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.

Vệ sinh âm đạo đúng cách là như thế nào?

Để bảo vệ khu  vực âm đạo không bị vi khuẩn xâm nhập bạn cần phải vệ sinh an toàn hàng ngày và tuân thủ một số nguyên tắc sau.

- Rửa vùng âm đạo bằng nước ấm. Điều này không chỉ giúp rửa sạch nước tiểu hoặc các chất cặn bã khác đọng lại trong âm đạo, giúp cho âm đạo sạch sẽ hơn.

- Khi tắm, nếu sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm, hãy bôi chúng lên khăn tắm, xoa nhẹ vào các vùng của cơ thể, không nên để nước xà phòng chảy vào trong vùng kín.

- Hãy chắc chắn rằng bạn chà nhẹ nhàng xung quanh đường bikini như những nếp gấp, nơi chưa các vi khuẩn gây ra bệnh, mồ hôi và bụi bẩn.
- Luôn mặc đồ lót bông hoặc được làm từ vải thoáng khí.

Rửa bộ phận sinh dục bằng xà phòng là một cách đảm bảo sạch sẽ?

Những gì phụ nữ cần nhớ là, âm đạo như một cơ quan có chức năng tự làm sạch như “dọn dẹp” bụi bẩn, tế bào chết. Bên cạnh đó, nó cũng có tính axit nên có khả năng giết chết các vi khuẩn có hại và cho phép các vi khuẩn lành mạnh phát triển.
loi khuyen de giu am dao khong bi nhiem trung - 1

Vì vậy, việc sử dụng xà phòng để làm sạch các khu vực, bộ phận sinh dục là điều không cần thiết. Xà phòng có thể gây kích ứng, khô hạn thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng (vì xà phòng có chất tẩy, có thể giết chết cả vi khuẩn tốt và xấu nên làm cho âm đạo mất đi khả năng đề kháng).

Sử dụng nước xịt, hoặc xà phòng cho vùng kín để có đời sống tình dục dễ chịu hơn?


Bạn có thể nghĩ rằng mùi từ vùng kín cản trở cuộc “yêu” của hai người, vì thế bạn muốn sử dụng xà phòng thơm hoặc nước xịt để che giấu đi mùi khó chịu tỏa ra từ vùng kín. Nhưng thực tế, điều này không cần thiết.

Người khác giới không hề thấy khó chịu với mùi tự nhiên của vùng kín như bạn nghĩ. Chỉ cần bạn luôn giữ gìn cho khu vực nhạy cảm đó được sạch sẽ là đủ, mùi tự nhiên là thứ đặc trưng riêng của mỗi người.

Còn nếu bạn thực sự muốn sử dụng mùi thơm để tăng thêm hiệu ứng, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng loại xà phòng thơm dịu nhẹ, ít chất tẩy. Điều này để đảm bảo bạn giữ được vi khuẩn có lợi của vùng kín.

Trong thời kì “đèn đỏ” bạn cần phải làm những gì?


Trong suốt thời gian kinh nguyệt, hãy chắc chắn rằng bạn:

- Thay đổi băng vệ sinh của bạn ít nhất 4h/ lần. Tùy vào mức độ “xả” của cơ thể để bạn nên thay băng sớm hơn trong giới hạn đã chỉ ra.

- Tắm ít nhất 1 lần/ ngày
- Sử dụng đồ lót sạch sẽ và thay chúng thường xuyên

- Rửa âm đạo và toàn bộ khu vực xung quanh trước khi bạn thay băng vệ sinh hoặc tampon mới.

Nếu bạn bị phát ban, nổi mẩn đỏ ở vùng kín, hãy thay đổi băng vệ sinh của bạn thường xuyên. Bạn có thể bôi một chút kem sát trùng bên ngoài da sau khi tắm và trước khi đi ngủ để chữa lành vết thương ở phía ngoài của vùng kín.

Cạo sạch “cỏ vùng kín” có nên không?


Việc loại bỏ lông mu là sở thích cá nhân của mỗi người. Nếu bạn muốn vùng kín của mình gọn gàng hơn, bạn có thể “xử lí” nó. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng, chỉ nên cắt ngắn lông vùng kín chứ đừng loại bỏ nó hoàn toàn. Lông ở khu vực này giống như tóc bảo vệ vi khuẩn không xâm nhập vào bộ phận sinh dục.

Nếu bạn tiến hành loại bỏ lông vùng kín, không nên sử dụng lưỡi dao cạo mà dùng kéo để cắt lông.

Cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ mà các bạn nữ nên nhớ

Rửa sạch vùng kín nhẹ nhàng, tuyệt đối không thụt rửa là những điều bạn nữ nên nhớ khi chăm sóc cô bé.

- Không thụt rửa:

Thụt rửa là quá trình đưa nước hoặc dung dịch vệ sinh vào sâu bên trong âm đạo. Thói quen này sẽ làm diệt trừ vi khuẩn có lợi và đẩy tình trạng viêm nhiễm (nếu có) vào sâu bên trong tử cung, trở nên nghiêm trọng hơn.


Thụt rửa là quá trình đưa nước hoặc dung dịch vệ sinh vào sâu bên trong âm đạo. Thói quen này sẽ làm diệt trừ vi khuẩn có lợi và đẩy tình trạng viêm nhiễm (nếu có) vào sâu bên trong tử cung, trở nên nghiêm trọng hơn.

Không sử dụng thuốc xịt đặc biệt dành cho phụ nữ. Đây là một hình thức thụt rửa khác có thể gây kích ứng âm đạo hoặc phản ứng dị ứng.

Bạn cần ghi nhớ rằng “cô bé” có chức năng tự làm sạch. Miễn là bạn luôn vệ sinh đúng cách, thì không cần thiết phải làm sạch vùng kín hoặc can thiệp vào quá trình thanh lọc tự nhiên .

- Rửa sạch vùng kín trong khi tắm


Chỉ nên sử dụng xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ và không mùi để vệ sinh vùng kín

Tránh sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh và mùi nồng để vệ sinh vùng kín vì có thể kích ứng phần da mỏng nhạy cảm.

- Mang quần áo rộng rãi và quần lót chất liệu vải bông


Điều này giúp không khí lưu thông giữa hai chân, đặc biệt khi bạn đang tập luyện hay đổ mồ hôi và ngăn ngừa tích tụ độ ẩm, giúp giảm thiểu mùi khó chịu do mồi hôi hoặc vi khuẩn gây nên.

Bạn cũng nên thay quần áo tập luyện ngay sau khi hoàn thành. Không mặc trang phục thấm đẫm mồ hôi trong thời gian dài vì có thể gây nên mùi hôi khó chịu.

Mang quần áo rộng rãi và quần lót chất liệu vải bông để tránh mùi hôi cho vùng kín

Luôn luôn mặc quần lót sạch hằng ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mùi hôi.

- Lau vùng kín từ trước ra sau ngay sau khi đi vệ sinh

Bạn có thể phòng ngừa lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo bằng cách lau theo chiều từ trước ra sau khi đi vệ sinh xong. Bước này giúp cho “cô bé” không nhiễm vi khuẩn gây nên mùi hôi và viêm nhiễm có thể.

Lau vùng kín từ trước ra sau ngay sau khi đi vệ sinh để giúp vùng kín sạch sẽ và bớt mùi

- Thay tampon hoặc bang vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/1 lần
Bạn nên thực hiện thói quen này thường xuyên để vùng kín luôn sạch sẽ và tránh tích tụ mùi hôi, cũng như bảo đảm “cô bé” không bị kích ứng trong ngày đèn đỏ.

Thay tampon hoặc bang vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/1 lần đảm bảo cho vùng kín sạch sẽ

Thay tampon thường xuyên cũng giúp bạn khắc phục tình trạng quên tháo tampon ra, một nguyên nhân có khả năng gây mùi khó chịu và nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng có thể.

Phải làm gì khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hàng tuần

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hàng tuần là nỗi ám ảnh của phái nữ. Vậy nguyên nhân kéo dài kinh nguyệt là gì?

1. Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể các bạn nữ bắt đầu thay đổi để hoàn thiện chức năng sinh sản. Bác sĩ Thân Trọng Thạch ( Phòng Khám Sản- Phụ khoa- Hiếm muộn Mẹ& Bé, Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: “Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 21-35 ngày. Riêng, hành kinh kéo dài trung bình 5 ngày và tổng lưu lượng máu mất từ 25-80ml. Do vậy, câu chuyện hành kinh xuất hiện trong 5 ngày không hề có vấn đề hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe”.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ:Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 5 ngày. Khi đó, chị em cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của rong kinh, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

- Nguyên nhân cơ năng:
Xuất phát từ sự bất thường hoặc rối loạn nội tiết của cơ thể. Thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi bắt đầu dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.

- Nguyên nhân thực thể: Xuất phát từ các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,…

2. Biểu hiện và nguy cơ kinh nguyệt kéo dài

Biểu hiện

Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch, kinh nguyệt kéo dài có những biểu hiện nhận biết sau:

- Lượng máu kinh trong mỗi lần mất đi nhiều hơn.

- Xuất hiện máu đông vón cục hoặc đau dữ dội vùng bụng dưới.

- Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… của tình trạng thiếu máu.


Nguy cơ

- Tình trạng kinh nguyệt kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.

- Thiếu máu có thể khiến cơ thể suy nhược, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở các cơ quan sinh dục. Khi đó, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong âm đạo, lan rộng sang cổ tử cung, lên buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em.

Cần vệ sinh sạch sẽ

- Kinh nguyệt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, nhưng chị em không nên lười tắm rửa. Khi tắm, chị em cần dùng nước sạch và tắm ở nơi kín gió, đặc biệt không nên ngâm mình trong bồn tắm, ao hồ,…

- Thay băng vệ sinh 3-6 lần/ ngày. Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho hay, mỗi lần thay băng vệ sinh, chị em nên dùng nước sạch để rửa. Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vì nó có chứa chất kiềm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giúp giữ cân bằng độ pH.

- Khi rửa vùng kín, đưa tay từ phía trước về phía sau. Không đưa tay thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh chảy sâu vào âm đạo.

- Dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng sau khi vệ sinh.

Bổ sung sắt mỗi ngày

Để hạn chế tình trạng mất máu kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Bác sĩ Thân Trọng Thạch khuyến cáo: “Mỗi ngày, chị em cần bổ sung viên sắt để khắc phục tình trạng thiếu máu, giảm đau đầu chóng mặt,… Trong thực đơn ăn uống, phụ nữ cần chọn loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các loại thực phẩm giàu sắt như men bia, mầm lúa mì,…’.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

6 các yếu tố nguy cơ còi xương

Nếu chỉ dựa vào sữa mẹ thì khả năng trẻ bị còi xương khá cao. Dưới đây là các yếu tố nhận biết dấu hiệu còi xương ở trẻ

- Thiếu ánh sáng mặt trời: 

Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: 

Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

Kết quả hình ảnh cho yếu tố gây còi xương
Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp 
- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp.

Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

- Trẻ suy dinh dưỡng: 

Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp
 

Dưới 2.500g có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

- Có hội chứng kém hấp thu:
 

Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Cảnh báo, trẻ bụ bẫm dễ bị còi xương

Các bác sĩ dinh dưỡng đã phát hiện ra 1 trường hợp bé 8 tháng tuổi, nặng 13 kg nhưng vẫn bị còi xương. Vì vậy trẻ dù bụ bẫm vẫn có khả năng bị còi xương.


Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám Viện Dinh dưỡng, quá bụ bẫm thậm chí là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường nên nếu bố mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ.

Triệu chứng bệnh:

Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi...

Các thống kê và thực tế khám và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng cho thấy, còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, thường gặp ở trẻ đẻ thiếu cân, có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng... Có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng, chế độ ăn không cân đối. Vì vậy, để điều trị, cần xét đến tất cả các nguyên nhân.

Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp thu được. Mặt khác, nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. 

Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không đủ vitamin D. Trẻ cần "lấy" thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút tắm nắng vào buổi sáng, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.

Để dự phòng còi xương, các chuyên gia khuyến cáo, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi.

Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm...) vì chất này thuộc lại tan trong dầu. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân tay, lưng, bụng. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Trẻ còi xương nên ăn gì?

Đa phần trẻ nhỏ đều gặp tình trạng còi xương do chế độ ăn uống thiếu vitamin D. Nếu không phát hiện sớm có khả năng gây nên biến dạng xương ở trẻ nhỏ.


Trong y học cổ truyền, còi xương thuộc phạm vi các chứng như “ngũ trì ngũ nhuyễn”, “quy hung quy bối”, “hãn chứng”, “cam chứng”, “bộ phận giải lư”... Người xưa cho rằng trẻ bị còi xương có thể do bẩm thụ các yếu tố từ cha mẹ không đủ (tiên thiên bất túc) hoặc do quá trình nuôi dưỡng kém điều hòa (hậu thiên thất điều) làm cho hai tạng tỳ và thận bị hư tổn. Thận chủ xương tủy, tỳ chủ cơ nhục, tỳ thận hư yếu khiến cho cơ xương mềm yếu, kém vững chắc và dễ bị biến dạng.

Thực phẩm chống còi xương
Theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, cần phải bổ sung các thực phẩm dưới đây:

- Trứng gà tươi vài quả, rửa sạch, đập lấy vỏ rồi sao vàng tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 5g với nước cháo.

- Chân con cua 100g rửa sạch, sao vàng tán bột, mỗi ngày cho trẻ uống 5g với nước cháo.

- Trứng gà 1 quả, rửa sạch, luộc chín rồi bóc lấy lòng đỏ, dùng thìa nghiền nhỏ rồi hòa với cháo, ăn nóng.

- Hến 10 con rửa sạch, đánh đều với một quả trứng gà rồi hấp cách thủy, ăn nóng.

- Đầu tôm tươi lượng tùy ý, sắc lấy nước uống.

- Xương sụn lợn 500g rửa sạch hầm nhừ với 50g đậu tương rồi cho trẻ ăn làm vài lần với lượng thích hợp.

- Cá trắm đen 1 con, làm sạch (chú ý bỏ hết mật) rồi cắt khúc, xào qua với gừng tươi, hành và một chút dầu thực vật rồi đổ nước hầm thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn nhiều lần.

- Hà thủ ô 100g, ngưu tất 100g ngâm với rượu trắng trong 7 ngày rồi lấy ra phơi khô, sao thơm tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 5 quả đại táo, khía dọc bỏ hột rồi cho bột thuốc vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn trong ngày.

- Ô tặc cốt 15g, quy bản 15g, tây thảo 5g. Tất cả sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi hòa với một chút đường đỏ chia uống vài lần.

- Quy bản 15g, cốt toái bổ 15g, đẳng sâm 10g. Tất cả đem sắc kỹ trong một giờ rồi lọc lấy nước, hòa với một chút đường đỏ chia uống vài lần.

- Hoàng kỳ sao 60g, nhân sâm 5g, gạo tẻ 150g. Đem hoàng kỳ và nhân sâm sắc kỹ lấy nước rồi cho gạo vào ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

- Quy bản 30g, chân gà 2 đôi, hồ đào 10g. Quy bản và chân gà chặt vụn, sắc kỹ lấy nước rồi cho hồ đào vào nấu nhừ, nêm đủ muối và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.


- Long cốt 30g, mẫu lệ 20g, sơn thù 10g, gạo tẻ 100g. Các vị thuốc đem sắc kỹ 2 lần, mỗi lần 40 phút rồi lọc lấy nước nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

- Xương cá sao dấm, bột nhau thai 60g, vỏ trứng gà sao 18g, đường trắng 25g. Tất cả sao khô tán bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,5g.

- Bột thịt cóc 10g, lòng đỏ trứng gà 2g, chuối ngự 12g. Đây là liều của một viên thuốc. Bột cóc nên mua ở các cơ sở y tế, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn, trứng gà đánh tan sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn, đóng vào khuôn, sấy khô. Liều dùng: Trẻ em 8 - 20 tháng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên; 20 - 30 tháng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên; 30 - 40 tháng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.